Kinh tế
‘Nhiều đài truyền hình không khai thác hết thời lượng quảng cáo’

Thông tin này được Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng cho biết tại hội thảo “Kinh tế báo chí truyền thông Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế số” do Bộ phối hợp với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức ngày 14/6.
Mở đầu phần phát biểu, ông Dũng dẫn lại câu nói của George Bernard Shaw rằng “Kinh tế là nghệ thuật tạo nên phần lớn cuộc sống”. Theo ông, kinh tế cũng góp phần tạo nên sự phát triển sự phát triển lành mạnh của nền báo chí Việt Nam. Ông khẳng định nếu không thể có một cơ báo chí mạnh nếu không có sự hỗ trợ đắc lực về kinh tế.
Tuy nhiên, thực tế tình hình sức khỏe tài chính của nhiều cơ quan báo chí ngày càng suy giảm, doanh thu đi xuống. Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông nói trong 9 tháng đầu năm ngoái, doanh thu của các báo, tạp chí giảm 9,4% so với cùng kỳ 2022. Còn doanh thu của các đài phát thanh truyền hình cả năm ngoái giảm đến 23%.
“Hầu hết các đài đều không khác thác được hết thời lượng quảng cáo hàng ngày trên kênh theo quy định tại Luật Quảng cáo (10% tổng thời lượng phát sóng mỗi ngày, 5% với kênh truyền hình trả tiền”, ông Dũng chia sẻ và nói thêm thậm chí có đài chỉ bán quảng cáo trên kênh được vài phút một ngày.

Theo Thứ trưởng, quảng cáo vẫn là nguồn thu chính cho các cơ quan báo chí, có thể chiếm đến 90%. Tuy nhiên, hiện nay báo chí phải đối diện với nguy cơ sụt giảm doanh thu mạnh khi các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Google lấy đi 70%.
Một số đơn vị còn gặp vướng mắc với các quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Hiện tại, chi cho đầu tư báo chí thấp – chỉ chiếm khoảng 0,25% tổng chi đầu tư của ngân sách. Một số báo thử nghiệm mô hình thu phí nội dung từ độc giả nhưng cũng mới ở bước khởi đầu, chưa tạo ra doanh thu đáng kể.
Đây cũng đều là những bất cập được đại diện một số cơ quan báo chí, chuyên gia chỉ ra tại hội thảo. GS.TS Dianlin Huang tại Đại học Truyền thông Trung Quốc chia sẻ các cơ quan báo chí tại nước này cũng gặp phải nhiều vấn đề khó khăn tương tự dù cũng đã nỗ lực thích nghi, thay đổi trong bối cảnh các mạng xã hội Trung Quốc ngày càng phát triển mạnh.
Ông Nguyễn Thanh Lâm, Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông cho biết năm nay Bộ sẽ trình Chính phủ để trình Quốc hội sửa đổi Luật Báo chí. Trong đó, luật mới sẽ đưa ra những khái niệm, tiền đề mới để giúp đỡ báo chí phát triển, cũng như giải quyết cả vấn đề kinh tế báo chí.
Đồng thời, với thể chế mới, các cơ quan báo chí sắp tới có thể cung cấp các dịch vụ cho nhà nước theo đơn đặt hơn trên nhiều nền tảng, không chỉ trên mỗi nền tảng gốc. Ông cũng cho rằng việc cơ quan nhà nước tăng đặt hàng báo chí cần được coi như là một dịch vụ công, sản phẩm có ích cho xã hội.
Theo ông Lâm, việc này nhằm đón tập người dùng mới, thói quen, hành vi đã thay đổi, không còn nhìn nhận, định vị báo chí trong các dạng thức truyền thống. “Độc giả ở đâu, báo chí phải gặp họ ở đó để cung cấp thông tin chính thống cho người tiêu dùng thế hệ mới”, Thứ trưởng nói.

Ông thông tin Nghị định 18 về nhuận bút trong lĩnh vực báo chí xuất bản cũng đang được sửa đổi để việc sử dụng nội dung của báo chí theo đúng những quy định về sở hữu trí tuệ, bản quyền tác giả. Động thái này cũng nhằm giúp các đơn vị báo chí tránh tiếp tục bị bào mòn bởi tình trạng vi phạm bản quyền.
Bên cạnh những sửa đổi về thể chế này, thời gian qua Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã có những biện pháp nhằm nắn dòng tiền quảng cáo để giảm, hoặc không chảy về các kênh truyền thông vi phạm bản quyền, vi phạm pháp luật.
Dù vậy, Thứ trưởng lưu ý điều quan trọng nhất trong bối cảnh công nghệ thay đổi, mọi mô hình kinh doanh biến động hiện nay là các cơ quan báo chí phải giải quyết được thách thức về quản trị.
“Rõ ràng thách thức của chúng ta là về quản trị. Chúng ta phải thay đổi cách làm báo, cách kinh doanh sản phẩm báo chí. Đây có lẽ là việc vô cùng khó, nhưng không thể không làm”, ông Nguyễn Thanh Lâm cho hay.
Ông cho rằng các đơn vị báo chí cần định vị lại sứ mệnh, hướng đi của mình để làm sao thực sự đóng góp vào sự phát triển chung như hỗ trợ các doanh nghiệp, cũng như kinh tế đất nước. Thứ trưởng khẳng định không cơ quan báo chí nào bị bỏ lại phía sau khi thực sự đóng góp được vào sự phát triển chung.
Anh Tú – Vnexpress
Kinh tế
Tìm nhà đầu tư hai dự án bảo dưỡng máy bay hơn 1.500 tỷ tại Long Thành

Theo chỉ đạo của Bộ, Cục Hàng không là bên mời thầu với hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước. Thời gian lựa chọn nhà đầu tư dự kiến quý II, III/2024.
Hai dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh dịch vụ bảo dưỡng máy bay số 1 và số 4 tại cảng hàng không quốc tế Long Thành có tổng mức đầu 785 tỷ đồng cho mỗi dự án.
Tiến độ thực hiện khoảng 18 tháng. Thời hạn của dự án khoảng 24 năm 8 tháng kể từ ngày hoàn thành đầu tư.
Các công trình này sẽ phục vụ cho nhu cầu bảo dưỡng tàu bay của các hãng khai thác tại sân bay Long Thành trong giai đoạn 1. Tại một thời, mỗi dự án phải phục vụ được 1 tàu bay code E (tàu thân rộng) và 2 tàu bay code C (tàu thân hẹp).
Tại giai đoạn 1, quy mô đầu tư sân bay Long Thành gồm một đường băng và một nhà ga hành khách, cùng các hạng mục phụ trợ phục vụ công suất 25 triệu hành khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.
Các gói thầu đều đang được đẩy nhanh tiến độ để dự kiến đưa sân bay vào vận hành từ cuối năm 2025.
Anh Tú – Vnexpress
Kinh tế
Nhật Bản giữ nguyên lãi suất ở mức gần 0%

Sau phiên họp chính sách kéo dài 2 ngày, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) hôm 13/6 thông báo giữ nguyên lãi suất ngắn hạn ở mức 0-0,1%. Động thái này đã được thị trường dự báo từ trước.
Thống đốc BOJ Kazuo Ueda cho biết cơ quan này không loại trừ khả năng nâng lãi suất tháng 7, do đồng yen yếu kéo chi phí nhập khẩu lên cao. “Tùy vào số liệu kinh tế và giá cả khi đó, chúng tôi vẫn có khả năng nâng lãi suất và điều chỉnh chính sách kích thích tiền tệ”, ông giải thích trong cuộc họp báo.
BOJ cũng cho biết sẽ giảm quy mô mua lại trái phiếu chính phủ Nhật Bản. Việc này có thể bắt đầu sớm nhất là đầu tháng 8. Trước phiên họp kế tiếp vào cuối tháng 7, BOJ sẽ thu thập ý kiến của các bên liên quan và đưa ra kế hoạch chi tiết về việc giảm mua lại trái phiếu trong 1-2 năm tới.

Sau khi các thông báo trên được đưa ra, yen Nhật mất giá 0,5% so với USD. Hiện mỗi USD đổi được 157,8 yen. Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm cũng giảm 0,44% về 0,94%.
Ngược lại, thị trường chứng khoán Nhật Bản khởi sắc. Chỉ số Nikkei 225 đảo chiều tăng 0,68%. Topix tăng 0,71%.
Hồi tháng 3, BOJ nâng lãi suất lần đầu trong 17 năm, chấm dứt chính sách lãi suất âm cuối cùng trên thế giới. Tuy nhiên, cơ quan này khi đó cho biết vẫn tiếp tục mua trái phiếu chính phủ với mức 6.000 tỷ yen (38,17 tỷ USD) một tháng.
Việc mua lại quy mô lớn giúp ổn định lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm quanh 1%. Tuy nhiên, động thái này lại gián tiếp gây sức ép lên đồng yen.
Hôm 8/5, Thống đốc Ueda từng tuyên bố sẽ rà soát kỹ diễn biến giảm gần đây của yen để đưa ra chính sách tiền tệ. Cuối tháng 4, yen có thời điểm xuống 160 JPY một USD – thấp nhất 34 năm. Việc này khiến BOJ phải chi hàng chục tỷ USD để can thiệp hỗ trợ.
“Đồng yen giảm có tác động tiêu cực lên nền kinh tế và là điều không mong muốn, do nó khiến doanh nghiệp khó làm kế hoạch kinh doanh. Nếu biến động tiền tệ ảnh hưởng, hoặc đe dọa ảnh hưởng đến xu hướng lạm phát, BOJ sẽ phản ứng bằng chính sách tiền tệ”, Ueda khi đó khẳng định.
Hà Thu (theo CNBC) – Vnexpress
Kinh tế
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Tôi sẽ đầu tư VinFast cho đến khi hết tiền

Trong video phỏng vấn dài gần 4 phút với hãng thông tấn nổi tiếng của Mỹ, ông Vượng lạc quan khi nói về những khó khăn và tương lai của hãng xe điện VinFast tại Việt Nam và trên quy mô toàn cầu. Buổi phỏng vấn được thực hiện tại văn phòng của Vingroup ở Hà Nội.
VinFast bắt đầu sản xuất ôtô hơn 5 năm trước, nhưng hãng đang vấp phải loạt cạnh tranh đến từ Tesla hay Hyundai khi bước chân vào thị trường Mỹ. Hãng cũng đang triển khai kế hoạch vào thị trường Ấn Độ và Indonesia.

Trả lời câu hỏi ông sẽ đầu tư cho VinFast đến bao giờ, ông Vượng nói “cho đến khi tôi hết tiền thì thôi”, đồng thời tự tin có thể lèo lái đưa VinFast vượt qua những khó khăn, bất chấp việc Toyota hay Volkswagen đang gặp khó trên toàn cầu. VinFast niêm yết sàn chứng khoán Mỹ tháng 8 năm ngoái, giá cổ phiếu tăng 700% trong 2 tuần đầu. Tuy hiện nay giá cổ phiếu này đã giảm, tỷ lệ thả nổi khoảng 2%, song vị tỉ phú sở hữu khối tài sản khoảng 5,3 tỷ USD cho rằng “không vội tăng tỷ lệ thả nổi”.
“Chúng tôi không quan tâm đến giá cổ phiếu vào lúc này và không vội vàng đưa thêm cổ phiếu ra thị trường. Tỷ lệ thả nổi không ảnh hưởng đến các nhà đầu tư lớn và dài hạn”, ông Vượng giải thích.
VinFast đang đối mặt với nhiều thách thức để trở thành thương hiệu thành công trên phạm vi toàn cầu. Các hãng xe điện Trung Quốc đang đẩy mạnh xuất khẩu xe điện giá rẻ và Tesla đang giảm giá xe. Hãng xe điện Việt Nam cũng gặp nhiều thách thức ở Mỹ khi chỉ giao 9.689 xe trong quý 1 năm nay, đạt khoảng 10% trong tổng kế hoạch dự kiến 100.000 xe.

Nhà phân tích Ken Foong của Bloomberg Intelligence nhận định VinFast cần xây dựng thương hiệu và cạnh tranh với các đối thủ lớn. “Sẽ không dễ để thành công tại Mỹ. Điều đó đòi hỏi nhiều thời gian và tiền đầu tư”, ông nói. Vingroup, các công ty thành viên và các tổ chức tài chính đã cung cấp cho VinFast khoảng 12,9 tỷ USD từ năm 2017 đến tháng 3 năm nay. VinFast đang xây nhà máy ở North Carolina, đã khởi công ở Ấn Độ và có kế hoạch xây nhà máy ở Indonesia.
Trong video phỏng vấn, ông Vượng thể hiện sẽ không chùn bước trước những thách thức mà VinFast đang đối mặt. Ông cho biết mỗi sáng đều thức dậy và chơi cùng các cháu. “Tôi ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và không lo lắng gì”, ông nói. “VinFast sẽ sớm đạt điểm hòa vốn và có thể tự chủ”.
Chủ tịch Vingroup khẳng định việc thúc đẩy mạnh mẽ VinFast nhằm đưa ngành sản xuất của Việt Nam lên tầm quốc tế bởi “VinFast không chỉ là một dự án kinh doanh, mà còn là một dự án cống hiến”. Ông cho biết hãng xe điện Việt Nam không làm xe giá rẻ, mà tập trung vào những sản phẩm có giá hợp lý, đúng với giá trị thực.
Về kế hoạch tại Mỹ, theo ông Vượng, doanh thu năm nay tại đây sẽ tăng 30-40 lần, đồng thời đà tăng sẽ duy trì trong 5 năm tới. Chiến lược hiện nay của VinFast là phát triển mạng lưới đại lý để tăng doanh số bán hàng, đồng thời triển khai tiếp thị trực tiếp để khách hàng tự mình trải nghiệm xe.

Kết thúc quý I, VinFast đạt doanh số ôtô điện đứng thứ 23 thị trường Mỹ. Trong quý này, người Mỹ mua 268.909 xe điện mới, theo Kelly Blue Book (KBB), công ty danh tiếng hàng đầu Mỹ về đánh giá, định giá và nghiên cứu thị trường ngành ôtô. Doanh số quý ba tháng đầu năm nay của VinFast tại Mỹ là 927 xe, và toàn bộ là VF 8 – mẫu xe gầm cao hạng D. Tại Mỹ, VF 8 có giá khoảng từ 47.000 USD.
Hiện VinFast nắm 0,3% thị phần xe điện Mỹ sau quý I. So với cùng kỳ năm ngoái doanh số hãng xe Việt tăng mạnh tới 743%, bởi mới chỉ chuyển xe tới Mỹ từ cuối 2022.
Quang Anh – Vnexpress
-
Giải trícách đây 11 tháng
Dior vướng scandal chi phí làm túi xách
-
Giải trícách đây 11 tháng
Đỗ Mỹ Linh khoe những chiếc túi hàng hiệu xa xỉ
-
Thời sựcách đây 11 tháng
Đề nghị kỷ luật Phó ban Nội chính Trung ương Nguyễn Văn Yên
-
Thể thaocách đây 11 tháng
Raphinha: ‘Đội châu Âu đá vòng loại Nam Mỹ là biết khó hay dễ’
-
Giải trícách đây 11 tháng
‘Đát Kỷ’ Ôn Bích Hà không sinh con vì sợ mất dáng
-
Kinh tếcách đây 11 tháng
Apple vượt Microsoft, giành lại ngôi công ty giá trị nhất thế giới
-
Thời sựcách đây 11 tháng
Bốn nguyên Chủ tịch tỉnh bị cảnh cáo
-
Giải trícách đây 11 tháng
Cuộc thi sáng tác âm nhạc ‘Bài ca thống nhất’